Trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản

1338 lượt xem Tin tức

Thất nghiệp là tình trạng mất việc làm dấn đến không có thu nhập, do bạn chủ động xin nghỉ việc, ốm đau hoặc do phía công ty sa thải, chấm dứt hợp đồng, công ty phá sản… dù là do yếu tố chủ quan hay khách quan thì không bất cứ ai muốn mình bị rơi vào hoàn cảnh này.

Không may rơi hoàn cảnh này bạn cũng không nên quá lo lắng bởi theo quy định luật lao động hiện hành của Nhật Bản người lao động mất việc làm có thể được nhận được “tiền trợ cấp thất nghiệp” (không phân biệt quốc tịch miễn là bạn làm việc trên lãnh thổ Nhật Bản), giúp người lao động bớt đi gánh nặng tài chính trong thời gian mất việc.

Chi tiết về trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản được trình bày trong bài viết này. Hãy cùng Javina Link tìm hiểu nhé!

trợ cấp thất nghiệp ở nhât 01

Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp hay còn gọi là trợ cấp dành cho người tìm việc (雇用保険こようほけん), là trợ cấp hỗ trợ cho những người thất nghiệp để họ có thể ổn định cuộc sống và yên tâm tìm việc, sớm tìm được một công việc mới.

Trong “Trợ cấp dành cho người tìm việc” có những khoản như “trợ cấp cơ bản” đối với người tham gia bảo hiểm bình thường, “trợ cấp tìm việc dành cho người lớn tuổi”.

Dưới đây Javina Link sẽ giải thích chi tiết nội dung và thủ tục liên quan đến “trợ cấp cơ bản” (hay còn gọi là trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản) liên quan trực tiếp tới cộng đồng TNS, kỹ sư và DHS đi shuy.

Đối tượng nhận trợ cấp thất nghiệp

Người đang trong tình trạng thất nghiệp và có thể đi làm ngay là những ai?

Là những người đã thôi việc, “có ý chí muốn đi làm, bất cứ lúc nào cũng có thể đi làm (tình trạng sức khoẻ, tình trạng gia đình), dù cho tham gia tích cực mọi hoạt động tìm việc nhưng vẫn chưa xin được việc”.

Đặc biệt trong thời gian 2 năm gần đây dịch bệnh Covid kéo dài khiến nhiều bạn TNS, TTS hết hạn hợp đồng mà không thể về nước và cũng không được công ty ra hạn hợp đồng thì các bạn đều thuộc nhóm đối tượng này.

Người đang trong tình trạng thất nghiệp và không thể đi làm ngay là những ai?

Là những người do bị bệnh, sinh nở, nuôi con nhỏ, điều trị vô sinh, bệnh tật nói chung xin gia hạn thời hạn nhận trợ cấp. Vì chăm người thân trong gia đình ốm đau mà không thể đi làm.

Đối với phụ nữ sinh nở, nuôi con nhỏ các bạn tham khảo bài viết “8 Chế độ thai sản ở Nhật” để tiềm hiểu kỹ hơn các chế độ trợ cấp nhé.

Đối tượng KHÔNG được nhận trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp cho người tìm việc (khác trợ cấp cơ bản) là chế độ hỗ trợ cho những người đang tìm việc lại. Theo nguyên tắc, những người thuộc diện được liệt kê sau đây sẽ không được trợ cấp. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp vẫn có thể nhận được trợ cấp, cho nên hãy liên hệ với Hellowork để biết thêm chi tiết.

  1. Những người làm nội trợ
  2. Học sinh học ban ngày, hoặc những trường hợp tương tự, những người chuyên tâm cho việc học
  3. Những người làm công việc của gia đình và không thể làm việc khác.
  4. Những người bắt đầu kinh doanh, hoặc chuẩn bị tự kinh doanh (Trong thời gian hoạt động tìm việc, những người chuẩn bị hoặc và tìm hiểu lập nghiệp cũng có thể xét hưởng trợ cấp).
  5. Những người đã xin được công việc tiếp theo.
  6. Những người chỉ muốn làm việc ngắn hạn và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. ⑦ Những người đang đứng tên kinh doanh
  7. Những người đang là nằm trong danh sách lãnh đạo của một công ty. (bao gồm cả những lãnh đạo trên danh nghĩa hoặc có kế hoạch sẽ đảm đương nhiệm vụ).
  8. Những người đang đi làm hoặc đang lao động (bao gồm cả thời gian thử việc).
  9. Nhân viên thời vụ, nhân viên làm thêm (Lưu ý : Trong trường hợp đi làm không tới 20 tiếng một tuần, cần phải trình báo những ngày đã đi làm, số tiền thu nhập, những ngày thất nghiệp khác có thể sẽ được nhận trợ cấp cơ bản).
  10. Những người xin việc, thôi việc nhiều lần tại một nơi làm, hoặc những người có ý định xin việc lại tại nơi làm cũ.

Điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp

Theo nguyên tắc, người muốn nhận trợ cấp thất nghiệp phải đóng bảo hiểm trên 12 tháng trong 2 năm trước ngày thôi việc.

Trường hợp nghỉ việc do phá sản, hoặc bị sa thải (trường hợp người đủ tư cách nhận trợ cấp đặc biệt), trường hợp thôi việc với lý do bất khả kháng khác như không được gia hạn tiếp hợp đồng thì phải đóng bảo bảo hiểm trên 6 tháng trong 1 năm trước ngày thôi việc. (như đã nêu ở trên các bạn là TNS, kỹ sư mất việc do covid hoặc hết hạn hợp đồng mà không về nước được đều nhận được trợ cấp thất nghiệp)

Để chi tiết và chính xác nhất khi đến Hello Work các bạn sẽ được tư vấn chính xác nhất xem mình thuộc diện nào.

Số tiền trợ cấp thất nghiệp nhận được

Số tiền tương ứng với 1 ngày có thể nhận khi thất nghiệp được gọi là “Tiền trợ cấp cơ bản theo ngày”. Theo nguyên tắc, tổng cộng tiền lương 6 tháng trước ngày nghỉ việc chia cho 180 (tiền lương theo ngày), lấy số đó nhân cho hệ số 50 ~80%, những người có lương cơ bản thấp thì tỷ lệ trợ cấp cao. Ngoài ra, cũng có quy định mức tối đa/ mức tối thiểu đối với tiền trợ cấp theo ngày.

Công thức tính tiền trợ cấp theo ngày

= (tổng tiền lương trong 6 tháng từ trước ngày nghỉ việc÷180 ngày) x (50~80%)

tiền trợ cấp thất nghiệp ở nhật

Thời gian (số ngày) nhận tiền trợ cấp trong bao lâu?

Theo quy định số ngày nhận tiền trợ cấp được tính như sau.

Đối với người lao động chưa tròn 60 tuổi mất việc vì lý do: về hưu, hết hạn hợp đồng, nghỉ việc do lý do cá nhân.

  • Thời gian lao động chưa đủ 10 năm là 90 ngày
  • Thời gian lao động trền 10 năm đến dưới 20 năm là 120 ngày
  • Thời gian lao động từ trên 20 năm là 150 ngày.

Tuy nhiên ngay khi bạn có công việc mới (tính từ ngày đi làm đầu tiên) thì bạn không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp này nữa, kể cả chưa hết thời gian nhận trợ cấp. (còn một số trường hợp khác nhưng không liên quan lới TNS, kỹ sư, người đi shuy nên bài viết này admin xin phép được lược bớt)

Thủ tục giấy tờ cần thiết nhận trợ cấp thất nghiệp

  1. Giấy nghỉ việc từ công ty
  2. Thẻ mã số cá nhân my number (hoặc giấy cư trú có mã số cá nhân my number)
  3. Thẻ ngoại kiều
  4. Con dấu
  5. 2 tấm ảnh thẻ (ảnh mới, chụp nửa trên, chính diện, dọc 3.0cm x ngang 2.5cm)
  6. Số tài khoản ngân hàng để nhận tiền trợ cấp

Để nhận được tiền trợ cấp các bạn chuẩn bị tất cả giấy tờ trên rồi đến Hello Work (tiếng nhật là ハローワーク) gần nơi mình sinh sống nhất làm thủ tục và nhận hướng dẫn tìm việc mới.

Muốn tìm địa chỉ Hello Work ở đâu các bạn chỉ cần tìm trên Google với cú pháp (ハローワーク+ tên địa phương nơi bạn ở)

 

Quy trình nhận bảo hiểm thất nghiệp

Bước 1: Nghỉ việc

Bước 2: Đăng ký tìm việc và quyết định tư cách nhận bảo hiểm

Người làm thủ tục nhận bảo hiểu cần mang đến “HelloWork” những giấy tờ cần thiết. Tại “Hello Work”  xét duyệt và quyết định tư cách nhận bảo hiểm dựa trên những giấy tờ đã nộp.

Bước 3: Nghe giải thích về bảo hiểm thất nghiệp

Cấp hồ sơ cần thiết như “giấy chứng nhận người có tư cách nhận bảo hiểm”. Hello work sẽ tiến hành giải thích về thủ tục nhận bảo hiểm và hoạt động tìm việc. *Việc giải thích chế độ bảo hiểm thất nghiệp có thể sẽ được thực hiện sau thời gian chờ

Bước 4: Thời gian chờ

Kể từ ngày có quyết định tư cách nhận bảo hiểm, 7 ngày trong tình trạng thất nghiệp, thời gian này gọi là “thời gian chờ”, trong thời gian này không tính vào thời gian chi trả bảo hiểm thất nghiệp. Tức nếu được phê duyệt sau 7 ngày bạn bắt đầu được nhận bảo hiểm thất nghiệp, số tiền này chuyển vào tài khoản ngân hàng bạn đăng ký nhận trợ cấp.

Bước 5: Nhận chứng nhận thất nghiệp

Hãy nộp báo cáo chứng nhận thất nghiệp vào mỗi ngày quy định (nguyên tắc 4 tuần 1 lần)
Dù có đang làm việc hay không, sau khi xác nhận đang trong quá trình tìm việc thì sẽ chứng nhận đang thất nghiệp.

Trong thời gian này bạn phải thực hiện hoạt động tìm kiếm việc làm ít nhất 2 công ty/ 4 tuần như tham gia buổi giới thiệu về công ty bạn định ứng tuyến hay phỏng vấn lần 1~ 2. Lưu ý khi tham gia các buổi phỏng vấn này các bạn phải xin lại giấy xác nhận từ phía công ty tuyển dụng để nộp lại cho Hello Work xác nhận là bạn đang nỗ lực tìm kiếm việc làm (mẫu giấy này bạn xin tại Hello Work)

Bước 6: Kết thúc chi trả

Sau thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp vẫn có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp. Đừng ngại tìm đến văn phòng Hello Work(ハローワーク)

Một vài lưu ý khi nhận trợ cấp thất nghiệp

  • Chỉ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp khi bạn đã nghỉ việc (có giấy nghỉ việc từ công ty)
  • Sau khi nghỉ việc bạn nên đến Hello Work càng sớm càng tốt để làm hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp và tái tìm công việc mới.
  • Trong quá trình nhận trợ cấp thất nghiệp ngay khi tìm được công việc mới bạn phải báo ngay lại cho Hello Work (kể cả làm partime). Nếu bạn gian dối để tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp mà bị phát hiện bạn phải đến bù gấp 3 lần số tiền bảo hiểm nhận được cho bên bảo hiểm, đồng thời việc làm này có ảnh hưởng tới việc chuyển đổi visa của bạn sau này.
  • Trong thời gian thất nghiệp này bạn được miễn, giảm tiền bảo hiểm y tế quốc dân, tiền thuế thu nhập, tiền nenkin bạn cũng không phải đóng trong thời gian này. Cần làm thủ tục để có thể xin miễn giảm. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với cơ quan phụ trách bảo hiểm y tế quốc dân ở thành phố địa phương gần nhất với nơi bạn đang sống.

Trên đây Nenkin – Hoàn thuế Javina Link đã chia sẻ khá chi tiết cụ thể về trợ cấp thất nghiệp, giúp các bạn phần nào hiểu hơn về trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản và quyền lợi của bạn khi làm việc ở Nhật.

Có bất kỳ khúc mắc nào lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn là hãy đến ngay Hello Work(ハローワーク) gần nơi bạn sinh sống nhất để được tư vấn hỗ trợ.

 

 

 

Back To Top