Khi mới đặt chân sang Nhật các bạn TNS, TTS thường nghe thấy senpai nói đến từ “Nenkin”. Vậy nenkin là gì mà lại được senpai nhắc đến nhiều như vậy. Đúng vậy khi làm việc tại Nhật Bản, Nenkin là lợi ích gắn liền với người lao động vì vậy bạn không khó khi bắt gặp cụm từ về Nenkin qua bạn bè, đồng nghiệp hoặc vô tình nhìn thấy các bài viết về Nenkin khi lướt web, facebook,…hay trên chính quyển sổ Nenkin của mình nhưng không biết được ý nghĩa của nó bởi vì dù sao thì Nenkin là khái niệm thuộc về đất nước Nhật Bản nên còn mơ hồ và xa lạ với nhiều người chưa tìm hiểu, chưa hiểu về qui định của chính sách này ở Nhật Bản.
Phụ lục
Nenkin là gì?
Nenkin là một loại hình bảo hiểm bắt buộc (tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam còn gọi là hưu trí) mà tất cả công dân Nhật Bản và những người lao động nước ngoài trong độ tuổi từ 20 – 60 tuổi sinh sống tại Nhật Bản phải đóng.
Tại Việt Nam, người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội khi đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp trong suốt quá trình lao động. Đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được nhận lương hưu hàng tháng.
Tuy nhiên, sau một năm nghỉ việc, nếu người lao động không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả “trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần” mặc dù người lao động chưa đáp ứng đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và/hoặc chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp này được tính theo mức lương và thời gian người lao động đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Ý nghĩa của Nenkin là gì?
Tại Nhật Bản, Nenkin có ý nghĩa tương tự như “trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần” của Việt Nam.
Khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, nếu bạn dự định sống lâu dài tại Nhật, bạn sẽ được hưởng một số trợ cấp nenkin (hưu trí) khi về già (ở Nhật là 65 tuổi). Tuy nhiên, nếu chỉ đóng bảo hiểm xã hội tại Nhật trong một thời gian ngắn và sau đó quay trở về nước thì bạn sẽ được nhận lại tiền Nenkin khi đáp ứng đủ hai (2) điều kiện sau:
- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại Nhật Bản đủ 6 tháng trở lên;
- Về nước chưa quá 2 năm.
Số tiền Nenkin cũng được tính theo thời gian và số tiền người lao động đã đóng góp và quỹ bảo hiểm xã hội.
Đặc biệt, theo quy định tại Nhật Bản, Nenkin được chia thành 3 lần lấy. Cơ quan thuế sẽ chi trả cho người lao động 3 lần.
Như vậy, người lao động sẽ cần nộp hồ sơ lấy Nenkin 3 lần. Tuy nhiên, không bắt buộc phải lấy đủ 3 lần, số lần lấy Nenkin tùy thuộc vào nhu cầu của người lao động.
Hướng dẫn lấy toàn bộ tiền Nenkin
Nenkin lần 1
Người lao động sẽ lấy được khoảng 80% của tổng số Nenkin được hưởng.
Các giấy tờ để làm thủ tục lấy Nenkin lần 1:
- Ảnh thẻ ngoại kiều 2 mặt;
- Sổ bảo hiểm lương hưu (手帳), hay giấy tờ khác có thể xác nhận SỐ HIỆU bảo hiểm lương hưu;
- Bản sao hộ chiếu (passport) trang có họ tên, ngày sinh, quốc tịch, tư cách lưu trú;
- Bản sao hộ chiếu (passport) trang có đóng dấu ngày cuối cùng xuất cảnh khỏi Nhật Bản;
- Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng của bạn (Ưu tiên: VietcomBank, VietinBank, AgriBank… các ngân hàng lâu đời trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam – tài khoản USD nếu có)
Kết quả là người lao động sẽ lấy được khoảng 80% của tổng số Nenkin được hưởng, 20% do cơ quan thuế giữ lại.
Để lấy nốt 20% mà cơ quan thuế đã giữ lại, người lao động cần nộp hồ sơ lấy Nenkin lần 2.
Nenkin lần 2
Điều khác biệt giữa lấy Nenkin lần 1 và lấy Nenkin lần 2 là tại lần lấy thứ hai, bạn không thể tự đứng tên hồ sơ lấy Nenkin như lần 1 mà phải nhờ một người khác đang sinh sống tại Nhật Bản, đại diện cho bạn làm hồ sơ lấy Nenkin lần 2.
Như vậy, người lao động sẽ ủy quyền cho JAVINA LINK làm hồ sơ này.
Ngoài ra, còn khái niệm lấy Nenkin lần 3. Thực chất, lấy Nenkin lần 3 là thủ tục xin hoàn tiền thuế thu nhập cá nhân dành cho người lao động đã về nước mà khi còn ở Nhật Bản chưa xin hoàn.
Tiền thuế thu nhập cá nhân là số tiền người lao động đã bị công ty khấu trừ trước khi thanh toán tiền lương hằng tháng để nộp cho cơ quan thuế.
Vào những tháng cuối của mỗi năm, người lao động sẽ nhận được một (1) mảnh giấy nhỏ trên đó có ghi tổng tiền lương Công ty đã trả cho người lao động và tổng số tiền thuế thu nhập cá nhân Công ty đã khấu trừ của người lao động, gọi là giấy Gensen choushuu hyo. ( 源泉徴収表).
Tại lần lấy Nenkin thứ 3, người lao động có thể xin lại số tiền thuế thu nhập cá nhân đã bị khấu trừ nêu trên.
Số tiền thuế được hoàn nhiều hay ít tùy vào điều kiện về giảm trừ gia cảnh của từng người lao động.
Nenkin lần 3
Các giấy tờ để làm thủ tục lấy Nenkin lần 3, bao gồm:
- Giấy Gensen;
- Giấy chứng nhận chuyển tiền;
- Giấy xác nhận quan hệ với người nhận tiền (như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy xác nhận có đóng dấu đỏ của địa phương, giấy kết hôn);
- Ảnh thẻ ngoại kiều 2 mặt (nếu còn thẻ);
- Bản photo hộ chiếu các trang: trang có đầy đủ thông tin cá nhân; trang thị thực Nhật Bản; trang có đóng dấu ngày xuất cảnh khỏi Nhật Bản.
Một điều quan trọng nữa mà bất kỳ ai cũng quan tâm là mình nhận lại được bao nhiêu tiền Nenkin sau nhiều năm lao động tại Nhật Bản. Các bạn hãy tìm hiểu ở bài viết “Cách tính tiền Nenkin mới nhất“, ở đây chúng tôi đã phân tích và giải thích chi tiết một cách dễ hiểu nhất cho các bạn về cách tính tiền nenkin rồi đó.
Bài viết trên của Javina Link phần nào đã làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn về khái niệm Nenkin là gì? Và làm sao để có thể lấy lại toàn bộ tiền Nenkin sau khi về nước.
Trong quá trình tìm hiểu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đế thuế hay Nenkin Nhật Bản hãy liên hệ cho Javina Link chúng tôi để được giải đáp. Tư vấn hoàn toàn Miễn phí 100% nhé.
Chúc khách hàng những điều tốt đẹp nhất!